20/11 là Ngày Nhà Giáo Việt Nam từ khi nào?
Trong
các ngày lễ tết (hiện đại) ngày "Nhà giáo Việt Nam 20-11" có một lịch
sử khá đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất quốc tế lại vừa có tính chất
dân tộc. Tiền thân của nó là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
1. Lịch sử ngày "QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO 20-11"
+
Tháng 7/1946 Liên Hiệp Quốc Tế các công đoàn Giáo Dục được thành lập
(Fesdesration International Syndicat de l'enseignement ) viết tắt là
"FISE", trụ sở của FISE đặt tại Pari sau chuyển sang Viên, rồi sang
Praha, nay tại Beclin (tháng 7/1953 Công Đoàn Giáo Dục Việt Nam được gia
nhập tổ chức giáo giới quốc tế này. FISE hiện có hơn 100 nước tham gia
với hơn 10 triệu hội viên).
+
Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản " HIẾN CHƯƠNG CÁC
NHÀ GIÁO " (hiến chương là điều kí kết giữa nhiều nước qui định những
nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế) gồm 15 chương, trong đó có một
số nội dung chủ yếu là:
-
Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản
động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản,
nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
-
Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ
những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
-
Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất
nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
-Tháng
8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế
giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua
bản " HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO"
-
Từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957 tại thủ đô Vacxava, Hội nghị quốc tế các
tổ chức của nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia, đại diện cho 10,5
triệu giáo viên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày: 20-11 hàng năm làm
ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
2. Ngày "NHÀ GIÁO VIỆT NAM": 20-11
Ngày
20/11/1958, lần đầu tiên ngày:" Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được
tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta, những năm sau đó còn được tổ chức ở
các vùng giải phong ở miền Nam. Năm 1975 đất nước thống nhất, ngày 20-11
đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước, dần dần trở thành ngày của Nhà
Giáo Việt Nam.
Với
truyền thống "Tôn sư trọng đạo", ngày 20-11 hàng năm là ngày hội có
tính chất xã hội rộng lớn nhất ở nước ta. Bằng nhiều hoạt động bổ ích và
phong phú, ngày 20-11 hàng năm là ngày biểu dương những người dạy hoc
và nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo; là dịp để học
sinh và cha mẹ học sinh cùn toàn xã hội thể hiện tình cảm biết ơn và
tinh thần trách nhiệm đối với Nhà Giáo. Ngày 20-11 còn là ngày biểu
dương tinh thần hữu nghị giữa các Nhà Giáo tiến bộ của các nước trên thế
giới.
Do
tính chất và mục đích của việc tổ chức ngày "Quốc tế hiến chương các
nhà giáo" 20-11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện
vọng của các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị Bộ Giáo Dục và Công
Đoàn Giáo Dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã ra quyết định 167-HĐBT với nội dung "từ nay hàng năm sẽ
lấy ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam".
"Ngày Nhà giáo Việt Nam" đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trương Ba Đình, Hà Nội.
Như
vậy, ngày 20-11 hàng năm giáo giới tiến bộ thế giới vẫn kỉ niệm mang
tên: ngày" Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Còn ở nước ta, kể từ ngày
20/11/1982, ngày hội của giáo giới Việt Nam có tên gọi riêng là:" Ngày
Nhà giáo Việt Nam".
CMN.ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét